Hàn Dũ 韓 愈
(768-824), Trung Đường
落花
Phiên âm
Lạc hoa
Dĩ phận tương thân trước
địa phi,
Na tu tiễn đạp tổn quang huy.
Vô đoan hựu bị xuân phong ngộ,
Xuy lạc tây gia bất đắc quy.
Na tu tiễn đạp tổn quang huy.
Vô đoan hựu bị xuân phong ngộ,
Xuy lạc tây gia bất đắc quy.
Dịch nghĩa
Đã biết thân phận là
cánh hoa lìa cành rơi xuống đất,
Thì đâu còn xấu hổ khi bị trà đạp xác xơ.
Khi không còn bị gió đông thổi lầm,
Đưa tuốt qua nhà phía tây, không trở về được.
Thì đâu còn xấu hổ khi bị trà đạp xác xơ.
Khi không còn bị gió đông thổi lầm,
Đưa tuốt qua nhà phía tây, không trở về được.
Dịch thơ
Hoa rụng
Biết thân hoa đã lìa cành
Cũng trơ ra đó thôi đành thị phi
Gió đông lại khéo phân kỳ
Hiên tây thổi tạt, một đi không về.
_____________________________________________
*Tác giả trong cuộc đời làm quan có
hai lần bị biếm chức. Ông mượn hoa rơi để ký thác tâm sự mình trong những giai
đoạn đó.
Hàn
Dũ 韓愈 (768-824) tự là
Thoái Chi 退之,
sinh quán ở Nam Dương nay thuộc tỉnh Hồ Bắc. Tổ phụ là người huyện Xương Lê nên
ông thường tự xưng là Hàn Xương Lê 韓昌黎. Ông sinh năm 768, mất năm 824 và do đó được xếp vào những
tác gia của Trung Ðường. Mồ côi cha mẹ từ năm ba tuổi, thuở nhỏ ông có một cuộc
sống rất cực khổ, sống chung với anh và khi anh chết thì ông được người chị dâu
dưỡng dục cho đến khi thành tài. Tình cảm sâu đậm giữa ông và gia đình người
anh sau này đã được ông kể lại trong bài Tế thập nhị lang văn bất
hủ.
Ông rất thông minh, mới hai mươi bốn tuổi đã đỗ tiến sĩ. Hoạn lộ bắt đầu bằng chức Thôi quan cho các Tiết độ sứ, rồi được gọi về triều giữ chức Tứ môn bác sĩ, sau thăng lên Ngự sử. Không rõ vì lẽ gì, ông bị Dục Tông biếm đi làm huyện lệnh ở một huyện nhỏ nhưng chỉ ít lâu sau lại được triệu về kinh giữ chức Quốc tử giám bác sĩ. Khi tể tướng Bùi Ðộ và Lý Sóc (Lý Tố) vâng lệnh cầm quân dẹp loạn Hoài Tây, ông cũng đi theo giữ chức Hành quân tư mã. Dẹp loạn thành công, Ðường Hiến Tông sai ông viết bài văn Bình Hoài Tây bi. Bài văn làm tăng thêm sự rạn nứt giữa Bùi Ðộ và Lý Sóc vì Hàn cho rằng tất cả công lao đều thuộc về Bùi Ðộ. Ðiều này có lẽ cũng dễ hiểu vì giữa hai phái bảo thủ và cách tân đang dằng co giữa triều đình lúc bấy giờ, Hàn là người của phe bảo thủ. Ông được thăng Hình bộ thị lang sau đó.
Ðường Hiến Tông vào những năm cuối đời rất tin đạo Phật. Nghe nói trong Pháp Môn Tự có thờ một đốt ngón tay của đức Phật trong một toà tháp, cứ 30 năm mới mở ra một lần cho mọi người vào chiêm bái, Hiến Tông lập tức cho người rước đốt xương đó vào cung thờ phụng, sau lại rước ra chùa cho mọi người xem. Những cuộc đưa rước, chiêm bái của ông hết sức linh đình, xa xỉ. Vua tin thì quan viên cũng hùa theo, một phong trào sùng bái xương Phật lan tràn khắp nơi, người giàu thì đua nhau quyên tiền hương hoả, người nghèo thì chầu chực xin những nén hương trong chùa tự đốt phỏng thân thể để chứng tỏ lòng thành kính.
Hàn Dũ phóng bút viết bài Gián nghinh Phật cốt biểu (còn gọi là Luận Phật cốt biểu) dâng lên can gián Hiến Tông, lời lẽ rất đanh thép, cứng rắn, có đoạn khuyên vua nên ném xương Phật vào nước lửa, Phật có giáng tội ông xin chịu hết. Hiến Tông vô cùng thịnh nộ, đã định đem ông ra chém, may nhờ có nhiều người can gián ông mới thoát chết, chỉ bị đày đến Triều Châu, thuộc Quảng Tây ngày nay. Ðây cũng chính là nơi ông để lại bài Tả thiên chí Lam Quan thị điệt tôn Tương và bài Tế ngạc ngư văn nổi tiếng. Tế ngạc ngư văn đã khiến ông được Hiến Tông phục chức cho trở lại kinh đô giữ chức Quốc tử giám tế tửu, sau thăng Binh bộ thị lang.
Với bài Luận Phật cốt biểu, ta phải nghĩ rằng những chuyện mê tín dị đoan chắc chẳng thể nào vào tai Hàn. Nhưng ông lại chết vì uống thuốc trường sinh. Có lẽ đây là do ảnh hưởng của người cháu là Hàn Tương, một tín đồ của Ðạo gia, mà truyền thuyết cho rằng là một trong Bát Tiên.
Về mặt văn học, Hàn để lại ít thơ nhưng là một văn gia kiệt xuất của Ðường triều. Là người đứng đầu trong Ðường Tống bát đại văn gia, ông chủ trương từ bỏ lối văn biền ngẫu lời đẹp mà ý rỗng. Ông viết rất nhiều bài văn gây ảnh hưởng lớn trong văn đàn thời đó. Bài Tống Lý Nguyện quy Bàn Cốc tự và bài Tế thập nhị lang văn của ông được dùng để làm ví dụ về văn phong giản dị, ý tứ chân thành, trong nhiều tuyển tập cổ văn Trung Việt.
Ông rất thông minh, mới hai mươi bốn tuổi đã đỗ tiến sĩ. Hoạn lộ bắt đầu bằng chức Thôi quan cho các Tiết độ sứ, rồi được gọi về triều giữ chức Tứ môn bác sĩ, sau thăng lên Ngự sử. Không rõ vì lẽ gì, ông bị Dục Tông biếm đi làm huyện lệnh ở một huyện nhỏ nhưng chỉ ít lâu sau lại được triệu về kinh giữ chức Quốc tử giám bác sĩ. Khi tể tướng Bùi Ðộ và Lý Sóc (Lý Tố) vâng lệnh cầm quân dẹp loạn Hoài Tây, ông cũng đi theo giữ chức Hành quân tư mã. Dẹp loạn thành công, Ðường Hiến Tông sai ông viết bài văn Bình Hoài Tây bi. Bài văn làm tăng thêm sự rạn nứt giữa Bùi Ðộ và Lý Sóc vì Hàn cho rằng tất cả công lao đều thuộc về Bùi Ðộ. Ðiều này có lẽ cũng dễ hiểu vì giữa hai phái bảo thủ và cách tân đang dằng co giữa triều đình lúc bấy giờ, Hàn là người của phe bảo thủ. Ông được thăng Hình bộ thị lang sau đó.
Ðường Hiến Tông vào những năm cuối đời rất tin đạo Phật. Nghe nói trong Pháp Môn Tự có thờ một đốt ngón tay của đức Phật trong một toà tháp, cứ 30 năm mới mở ra một lần cho mọi người vào chiêm bái, Hiến Tông lập tức cho người rước đốt xương đó vào cung thờ phụng, sau lại rước ra chùa cho mọi người xem. Những cuộc đưa rước, chiêm bái của ông hết sức linh đình, xa xỉ. Vua tin thì quan viên cũng hùa theo, một phong trào sùng bái xương Phật lan tràn khắp nơi, người giàu thì đua nhau quyên tiền hương hoả, người nghèo thì chầu chực xin những nén hương trong chùa tự đốt phỏng thân thể để chứng tỏ lòng thành kính.
Hàn Dũ phóng bút viết bài Gián nghinh Phật cốt biểu (còn gọi là Luận Phật cốt biểu) dâng lên can gián Hiến Tông, lời lẽ rất đanh thép, cứng rắn, có đoạn khuyên vua nên ném xương Phật vào nước lửa, Phật có giáng tội ông xin chịu hết. Hiến Tông vô cùng thịnh nộ, đã định đem ông ra chém, may nhờ có nhiều người can gián ông mới thoát chết, chỉ bị đày đến Triều Châu, thuộc Quảng Tây ngày nay. Ðây cũng chính là nơi ông để lại bài Tả thiên chí Lam Quan thị điệt tôn Tương và bài Tế ngạc ngư văn nổi tiếng. Tế ngạc ngư văn đã khiến ông được Hiến Tông phục chức cho trở lại kinh đô giữ chức Quốc tử giám tế tửu, sau thăng Binh bộ thị lang.
Với bài Luận Phật cốt biểu, ta phải nghĩ rằng những chuyện mê tín dị đoan chắc chẳng thể nào vào tai Hàn. Nhưng ông lại chết vì uống thuốc trường sinh. Có lẽ đây là do ảnh hưởng của người cháu là Hàn Tương, một tín đồ của Ðạo gia, mà truyền thuyết cho rằng là một trong Bát Tiên.
Về mặt văn học, Hàn để lại ít thơ nhưng là một văn gia kiệt xuất của Ðường triều. Là người đứng đầu trong Ðường Tống bát đại văn gia, ông chủ trương từ bỏ lối văn biền ngẫu lời đẹp mà ý rỗng. Ông viết rất nhiều bài văn gây ảnh hưởng lớn trong văn đàn thời đó. Bài Tống Lý Nguyện quy Bàn Cốc tự và bài Tế thập nhị lang văn của ông được dùng để làm ví dụ về văn phong giản dị, ý tứ chân thành, trong nhiều tuyển tập cổ văn Trung Việt.
Bản dịch của Nguyễn Minh
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 25/02/2014 18:24
Biết thân là cánh hoa rơi
Đâu còn xấu hổ bị đời đạp chân
Khi không còn bị gió xuân
Vô tình thổi lạc sang sân nhà người
Đâu còn xấu hổ bị đời đạp chân
Khi không còn bị gió xuân
Vô tình thổi lạc sang sân nhà người
Bản dịch của Nguyễn Văn Dũng vicar
Gửi bởi PH@ ngày 08/01/2015 21:53
Đã bay xuống đất,phận
chẳng nề
Ngại đâu dẫm xéo đến thảm thê
Bị gió xuân lầm,vô tình cuốn
Thổi vào tây gia chẳng thể về
Ngại đâu dẫm xéo đến thảm thê
Bị gió xuân lầm,vô tình cuốn
Thổi vào tây gia chẳng thể về
Bản dịch của Trương Việt Linh
Gửi bởi Trương Việt Linh ngày 24/10/2018 14:34
Đã biết thân hoa rơi mặt
đất
Thẹn gì ai đó dẫm lên mình
Gió xuân sao khéo vô tình thổi
Dạt đến phương đoài, lại khó mong
Thẹn gì ai đó dẫm lên mình
Gió xuân sao khéo vô tình thổi
Dạt đến phương đoài, lại khó mong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét