Đường Huyền Tông 唐 玄 宗
(685-761),
Thịnh Đường
Phiên âm
Đề Mai phi họa chân
Ức tích kiều phi tại tử thần,
Duyên hoa bất ngự đắc thiên chân.
Sương tiêu tuy tự đương thì thái,
Tranh nại kiều ba bất cố nhân.
Duyên hoa bất ngự đắc thiên chân.
Sương tiêu tuy tự đương thì thái,
Tranh nại kiều ba bất cố nhân.
Dịch nghĩa
Cung phi đẹp tự ngàn xưa ở chốn thâm cung,
Chưa hề được vẽ chân dung.
Khăn choàng lụa trắng tuy đúng thời trang,
Nhưng sao ánh mắt người đẹp chẳng nhìn vào ai cả.
Chưa hề được vẽ chân dung.
Khăn choàng lụa trắng tuy đúng thời trang,
Nhưng sao ánh mắt người đẹp chẳng nhìn vào ai cả.
Dịch thơ
Đề bức chân dung Mai Phi
Phi tần dẫu đẹp
trong cung cấm
Chưa hề diễm phúc
vẽ chân dung
Áo lụa khăn choàng
xem vương giả
Ánh mắt hồ thu vẫn
vô thần.
NGUYỄN AN BÌNH
____________________________________
*Mai phi tức Giang Thái Tần, người
huyện Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, khoảng năm 713 được Cao Lực Sĩ tiến cử làm cung
phi cho Huyền Tông. Vì nàng thích hoa mai, nên Huyền Tông gọi là Mai phi.
Đường Huyền Tông 唐玄宗 (685-761), tức Đường Minh Hoàng 唐明皇, tên là Lý Long Cơ 李隆基, là con thứ ba của Đường Duệ Tông, cháu của Võ Tắc Thiên. Ở
ngôi vua gần nửa thế kỷ, trong hai thời Khai Nguyên (713–741) và Thiên Bảo
(741-756). Năm 694 Long Cơ được Võ hậu phong làm Lâm Truy quận vương. Năm 710,
Đường Trung Tông bị vợ là Vi hậu và con gái là An Lạc công chúa đầu độc chết.
Lâm Truy vương cùng Thái Bình công chúa mưu giết họ Vi, tôn cha là Tương vương
Lý Đán làm vua (Đường Duệ Tông) và được phong làm Bình Vương. Năm 721, một số đại
thần cùng Thái Bình công chúa mưu phản. Bình Vương cùng Kỳ Vương Phạm và Cao Lực
Sĩ dẹp yên loạn này. Khi được truyền ngôi, Đường Huyền Tông dùng các tể tướng
giỏi như Diêu Sùng, Tống Cảnh, làm cho đất nước thái bình. Sau vì tin dùng Lý
lâm Phủ, sủng ái Dương Quí Phi, nên đưa đến loạn An Lộc Sơn, phải dời sang đất
Thục, truyền ngôi cho thái tử (Đường Túc Tông). Khoảng cuối đời, Minh Hoàng sống
rất cô đơn, vì bị cách ly với những người thân cận: Cao Lực Sĩ bị đày đi Vu
Châu, tướng Trần Huyền Lễ thì bị nghỉ hưu. Cuộc tình diễm lệ, bi thảm của Đường
Minh Hoàng với Dương Quí Phi được lưu truyền lâu dài nhờ bài Trường hận ca của
Bạch Cư Dị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét