Triệu Hỗ 趙 嘏
(810-856), Vãn Đường
江 棲 書懷
Phiên âm
Giang lâu thư hoài
Ðộc thướng giang lâu tứ tiễu nhiên,
Nguyệt quang như thuỷ, thuỷ như thiên.
Ðồng lai ngoạn nguyệt nhân hà tại,
Phong cảnh y hi tự khứ niên.
Nguyệt quang như thuỷ, thuỷ như thiên.
Ðồng lai ngoạn nguyệt nhân hà tại,
Phong cảnh y hi tự khứ niên.
Dịch nghĩa
Một mình lên lầu bên sông ý tứ miên man
Trăng sáng như nước, nước sáng như trời
Người cùng ta đến đây ngắm trăng bây giờ ở nơi nào
Phong cảnh dường như cũng vẫn giống như năm trước
Trăng sáng như nước, nước sáng như trời
Người cùng ta đến đây ngắm trăng bây giờ ở nơi nào
Phong cảnh dường như cũng vẫn giống như năm trước
Dịch thơ
Trên lầu bên sông, viết mối cảm hoài
Lên lầu bãi vắng lòng cô quạnh
Sông lồng trăng sáng, nước như tranh
Bạn cùng ta ngắm trăng đâu tá
Cảnh cũ lầu xưa vẫn xây thành.
NGUYỄN AN BÌNH
___________________________________________
*Triệu
Hỗ 趙嘏 (810-856) tự Thừa Hựu
承祐, sinh quán ở huyện
Sơn Dương, thuộc Sơn Ðông ngày nay. Tên ông cũng có khi đọc là Giả. Ngay khi
còn bé, ông đã tỏ ra có biệt tài, từng làm khách Nguyên Chẩn lúc bấy giờ đang
là Quan sát sứ tỉnh Chiết Ðông, rồi làm Tòng sự cho bạn của Ðỗ Mục là Thẩm Truyền
Sư. Ðược Thẩm Truyền Sư mến mộ tài năng, năm mới 17 tuổi ông đã được cử làm
Hương cống lên cư ngụ Trường An. Ở đây ông kết du rộng rãi với các văn nhân
đương thời, thường chỉ suốt ngày “nghêu ngao vui thú yên hà.” Ông quen biết và
đã từng thề thốt nặng lời với một ca kỹ, nhưng nàng này lại bị Tiết độ sứ của
Chiết Tây cưỡng ép bắt đem về làm thiếp.
Vì thấy mình không thể đòi lại người ngọc nếu chẳng có công danh, Triệu quyết chí đi thi. Năm 32 tuổi, ông đậu tiến sĩ dưới triều Ðường Vũ Tông. Vừa mới biết mình đậu, mặc dù chưa có chức phận gì lớn lao, ông đã gởi ngay một bài tứ tuyệt Toạ thượng hiến Nguyên tướng công cho viên Tiết độ sứ kia. Viên Tiết độ sứ kia chẳng biết vì thẹn hay vì sợ, vội trả ngay người ngọc về cho Triệu. Hai người gặp nhau ngay trên đường Triệu vinh quy, người con gái khóc lóc thảm thiết rồi chết. Triệu mai táng nàng ngay chỗ họ gặp lại nhau.
Sau khi đậu tiến sĩ, Ðường Vũ Tông có ngày hỏi đến thơ của Triệu. Ông dâng lên vài bài trong đó có bài Ðề Tần hoàng. Nhà vua đọc tới hai câu “Đồ tri lục quốc tuỳ cân phủ, Mạc hữu quần nho định thị phi” nghĩ rằng Triệu luận cổ suy kim nên tỏ ý không ưa thích. Có lẽ vì lý do này mà đường công danh của Triệu rất lận đận, mãi đến năm 42 tuổi, tức là 10 năm sau khi thi đậu, mới được bổ làm một chức quan nhỏ ở Vị Nam. Ông mất không lâu sau đó.
Thơ Triệu phần lớn có nội dung nhớ nhung quê hương, buồn bã đường công danh, hoặc để thù tiếp với bạn bè. Ðỗ Mục đọc bài Trường An thu vọng của ông rất thích hai câu “Tàn tinh kỷ điểm nhạn hoành tái, Trường địch nhất thanh nhân ỷ lâu” cứ ngâm nga mãi và gọi luôn Triệu là Triệu Ỷ Lâu.
Vì thấy mình không thể đòi lại người ngọc nếu chẳng có công danh, Triệu quyết chí đi thi. Năm 32 tuổi, ông đậu tiến sĩ dưới triều Ðường Vũ Tông. Vừa mới biết mình đậu, mặc dù chưa có chức phận gì lớn lao, ông đã gởi ngay một bài tứ tuyệt Toạ thượng hiến Nguyên tướng công cho viên Tiết độ sứ kia. Viên Tiết độ sứ kia chẳng biết vì thẹn hay vì sợ, vội trả ngay người ngọc về cho Triệu. Hai người gặp nhau ngay trên đường Triệu vinh quy, người con gái khóc lóc thảm thiết rồi chết. Triệu mai táng nàng ngay chỗ họ gặp lại nhau.
Sau khi đậu tiến sĩ, Ðường Vũ Tông có ngày hỏi đến thơ của Triệu. Ông dâng lên vài bài trong đó có bài Ðề Tần hoàng. Nhà vua đọc tới hai câu “Đồ tri lục quốc tuỳ cân phủ, Mạc hữu quần nho định thị phi” nghĩ rằng Triệu luận cổ suy kim nên tỏ ý không ưa thích. Có lẽ vì lý do này mà đường công danh của Triệu rất lận đận, mãi đến năm 42 tuổi, tức là 10 năm sau khi thi đậu, mới được bổ làm một chức quan nhỏ ở Vị Nam. Ông mất không lâu sau đó.
Thơ Triệu phần lớn có nội dung nhớ nhung quê hương, buồn bã đường công danh, hoặc để thù tiếp với bạn bè. Ðỗ Mục đọc bài Trường An thu vọng của ông rất thích hai câu “Tàn tinh kỷ điểm nhạn hoành tái, Trường địch nhất thanh nhân ỷ lâu” cứ ngâm nga mãi và gọi luôn Triệu là Triệu Ỷ Lâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét