Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

HOÀI THƯỢNG HỈ HỘI LƯƠNG XUYÊN CỐ NHÂN -VI ỨNG VẬT


VI ỨNG VẬT  韋應物

  (Khoảng từ năm 735 đến 835), Trung Đường

   

  


Phiên âm
 Hoài thượng hỉ hội Lương Xuyên cố nhân
Giang Hán tằng vi khách,
Tương phùng mỗi túy hoàn.
Phù vân nhất biệt hậu,
Lưu thủy thập niên gian.
Hoan tiếu tình như cựu,
Tiêu sơ phát dĩ ban.
Hà nhân bất qui khứ,
Hoài thượng đối thu san.
    Dịch nghĩa
TRÊN SÔNG HOÀI MỪNG GẶP BẠN CŨ ĐẤT LƯƠNG XUYÊN
Chúng ta từng làm khách ở vùng Giang Hán
Khi gặp nhau, thường uống rượu say sưa trở về
Sau khi bái biệt rồi ta như phù vân
Thời gian cứ trôi đi như nước chảy, đã mười năm.
Bây giờ ta lại vui cười, tình giống như xưa,
Nhưng tóc đã thưa thớt, bạc trắng rồi.
Tại sao mình không trở về quê cũ,
Mà cứ ở trên sông Hoài, đứng trước núi thu?
___________________________________________
Sông Hoài chảy qua các tỉnh An Huy, Giang Tô.

 DỊCH THƠ
TRÊN SÔNG HOÀI MỪNG GẶP BẠN CŨ ĐẤT LƯƠNG XUYÊN


Hán,Giang làm khách quê người
Mỗi lần gặp gỡ bồi hồi ngất say
Chia tay đời tựa áng mây
Thời gian nước chảy đã đầy mười năm.
Vui cười như cũ tình thâm
Mà sao tóc đã hoa râm trên đầu.
Không về thử hỏi vì sao
Để cùng ngắm núi thu sầu trên sông?

NGUYỄN AN BÌNH
(1980)


Từng phen Giang Hán quê người
Gặp nhau, say ngất bồi hồi bước chân
Biệt ly buổi ấy phù vân
Chảy trôi dòng nước, mười năm qua rồi
Tình xưa lại vẫn vui cười
Đầu phơ phất trắng tóc vài sợi thưa
Sao không về lại quê xưa
Mà còn đứng trước núi thu sông Hoài?

TRẦN TRỌNG SAN

 ___________________________________________________________
Vi Ứng Vật là người Trường An (nay là Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây).
Đời Đường Huyền Tông (ở ngôi: 712-756), ông được bổ làm chức Tam vệ lang, được ra vào cung cấm. Sau ông thi đỗ Tiến sĩ, được cử làm Thứ sử Trừ ChâuGiang Châu, rồi Tô Châu; được dân chúng rất mến phục. Năm 792 hoặc 793, đời Đường Đức Tông (ở ngôi: 780-805), Vi Ứng Vật mất, lúc ấy ông khoảng 55 tuổi.
Sinh thời, tính ông chuộng nghĩa hiệp , có lúc cuồng phóng , nhưng cũng rất cao khiết, mỗi lần đi đến đâu, ông cũng cho quét sạch đất, đốt hương rồi mới ngồi. Ông không thích giao du rộng, bạn thơ chỉ có Lưu Trường KhanhCố HuốngThích Hiệu Nhiên; và ông thường ví mình với Đào Tiềm. Theo học giả Nguyễn Hiến Lê, thì Vi Ứng Vật thuộc phái "tự nhiên"  trong lịch sử thi ca đời Đường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét