Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

TIỀN KHỞI - CHIM NHẠN TRỞ VỀ


Tin Kh錢 起
(710-782), Trung Đường

  


 Phiên âm

Quy nhạn

Tiêu Tương hà sự đẳng nhàn hồi?
Thuỷ bích sa minh lưỡng ngạn đài.
Nhị thật ngũ huyền đàn dạ nguyệt,
Bất thăng thanh oán khước phi lai.

Dịch nghĩa

Vì sao tới Tiêu Tương thì chim nhạn thường quay về?
Này nước biếc, này cát óng ánh, này rêu phủ đôi bờ.
Tiếng đàn hai mươi lăm dây gẩy trong đêm trăng,
Chịu không nổi âm thanh ai oán, nên chim phải bay đến.

Dịch thơ
Chim nhạn trở về

Chim nhạn lại về bến Tiêu Tương
Cát trắng, rêu xanh, nước biếc trong
Đêm trăng nghe tiếng đàn ai gẩy
Cung oán thăng trầm cánh nhạn vương.
NGUYỄN AN BÌNH 
_______________________________________________
*Tiêu Tương: Tên hai con sông ở tỉnh Hồ Nam gặp nhau phía tây huyện Linh Lăng.
*Tiền Khởi 錢起 (710-782) tự là Trọng Văn 仲文, người đất Ngô Hưng (nay thuộc Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc). Năm Thiên Bảo thứ 10 đời Ðường Huyền Tông (751) thi đậu tiến sĩ, được bổ làm Hiệu thư lang, đi sứ đất Thục, rồi về thăng làm Khảo công lang. Giữa thời Ðại Lịch, đời Ðường Ðại Tông, làm chức Hàn Lâm học sĩ. Nổi tiếng ngang với Lang Sĩ Nguyên, người đương thời có câu: “Tiền hữu Thẩm Tống, Hậu hữu Tiền Lang” (trước có Thẩm Thuyên Kỳ, Tống Chi Vấn, sau có Tiền Khởi, Lang Sĩ Nguyên). Tiền Khởi là một trong 10 tài tử đời Ðại Lịch.
Giai thoại kể rằng: một đêm, Tiền Khởi ngụ tại quán khách, nghe có tiếng ngâm câu thơ: “Khúc chung nhân bất kiến, Giang thượng sổ phong thanh” (Khúc hết, người không thấy, Trên sông mấy núi xanh). Mấy lần mở cửa ra xem, không trông thấy ai cả. Hôm đi thi, làm bài thơ có đầu đề là Tương linh cổ sắt (Thần sông Tương gẩy đàn sắt), ông không làm nổi câu kết, liền đem ngay các câu trên đặt vào. Quan chủ khảo Lý Vĩ rất tán thưởng cho là có thần giúp, bèn lấy ông đậu cao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét