THƠ CỦA MỘT THỜI
.
TRỊNH BỬU HOÀI
Ngày
xưa, người ta đọc thơ bằng cảm xúc, nên có người nói không có thơ hay thơ dở,
thơ là để ngợi ca. Người đọc và nhà thơ gặp nhau ở sự đồng cảm, cùng cảnh ngộ,
chia sẻ tiếng lòng, nói hộ cho nhau những điều cảm nhận. Hòa cùng nhịp trái
tim, người đọc sẽ thấy đó là thơ hay, vì lúc đó sự truyền cảm của thơ đã được
đón nhận. Những người đang say đắm và hạnh phúc trong tình yêu, có thể nào
thích thú với bài thơ thất tình, khổ lụy! Bài thơ không cảm được người nầy,
nhưng là hay đối với người khác.
Những
người làm thơ thời thập niên 60 của thế kỉ trước, thường rất chuộng sự mượt mà
truyền cảm dù đó là thơ vần điệu hay tự do. Mỗi câu chữ vừa gieo để diễn ý vừa
khơi dậy cảm xúc của người đọc. Nên thơ rất dễ thuộc, dễ đi vào lòng người. Nhiều
người yêu thơ đã chép thơ vào sổ tay, vào lưu bút kỉ niệm một thuở học trò, một
thời mới lớn. Những bài thơ yêu thích như là những người bạn đồng hành thú vị
suốt thời đi học. Một thời đã qua ấy, cuộc sống đầy tình cảm và nội tâm ấy, đã
có biết bao dòng thơ ghi lại, một cách trải lòng nhau để làm đẹp cuộc đời.
Đọc bản thảo tập Thơ Nguyễn An Bình thời áo trắng tôi gặp
lại mình trong khu vườn ký ức thời hoa niên mơ mộng nhưng cũng không ít trầm mặc.
Chúng tôi lớn lên trên quê hương khói lửa chiến tranh, lứa tuổi hồn nhiên cắp
sách đến trường nhưng sớm băn khoăn về thân phận và một tương lai mờ mịt. Nhưng
thời cuộc cũng không cướp được những rung động đầu đời, những lãng mạn trong
sáng của lứa tuổi trăng tròn.
Mớ
hành trang là linh hồn nứt rạn(Khi rời trường sư phạm)
Nguyễn An Bình cũng như những nhà-thơ-học-trò khác, viết về thời
đi học của mình không thể thiếu tà áo trắng, màu hoa phượng… Đối với Nguyễn AnBình,
hoa phượng là ấn tượng chẳng những ngay thời cắp sách mà càng lúc càng đậm màu
trong ký ức.
Ta trở lại dòng sông xưa hiu quạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét