Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

TRUYỆN NGẮN "BÊN DÒNG POTOMAC CỦA NGUYỄN AN BÌNH

TRUYỆN NGẮN "BÊN DÒNG POTOMAC CỦA NGUYỄN AN BÌNH
TRÊN TRANG VĂN CHƯƠNG PHƯƠNG NAM CỦA HỘI NHÀ VĂN TP HỒ CHÍ MINH

"...Khi phòng tuyến cuối cùng bị phá vỡ, tướng lãnh đạo liên bang miền Nam Robert Edward Lee tuyên bố đầu hàng tướng Grant chỉ huy quân đội liên hiệp miền Bắc. Trong buổi gặp gỡ, Tướng Grant đã trao cho tướng Lee một tờ giấy ghi những điều khoản trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:
– Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.
– Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.
– Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.
Sau khi xem qua những điều tướng Grant vừa viết, tướng Lee nói :
– Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta.
Tướng Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực cho họ. Tướng Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương thực khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh lính miền Nam.
Tướng Lee và tướng Grant đã đi vào lịch sử nước Mỹ như một huyền thoại. Người ta nói đằng sau cuộc gặp gỡ ở làng Appomattox giữa hai vị tướng có bàn tay đạo diễn của Tổng thống Abraham Lincoln, Ông thường nói rằng ông mong muốn cuộc chiến kết thúc trong sự khoan dung. Tổng thống Lincoln và tướng Grant đã có cuộc gặp nhau hai tuần trước đó trên chiến hạm River Queen ở sông James. Họ đã thảo luận rất lâu về cách thức kết thúc chiến tranh và những xáo trộn có thể xảy ra trong thời kỳ hậu chiến. Tổng thống Lincoln đã nói với tướng Grant: “Hãy để họ buông súng một cách thoải mái”.
Tướng Robert E. Lee đã đầu hàng quân đội Liên hiệp Miền Bắc tại Appomattox, bang Virginia. Nhưng điều đáng trân trọng, chính là thái độ, cách hành xử của phe thắng trận dành cho vị tướng bại trận miền Nam này là sự kính trọng, chân thành và không chút hận thù. Diên miên man nghĩ đến sự kết thúc chiến tranh Việt Nam sau cuộc nội chiến Hoa Kỳ gần một thế kỷ. Những người lãnh đạo cuộc chiến tranh Việt Nam đi đến thắng lợi đã học được gì về cách hành xử trong cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ hay chỉ đem lại những hận thù với những năm tháng tù đày của những người thua cuộc, những cuộc vượt biên chết chóc đối đầu với cướp biển dã man tàn bạo và những người con viễn xứ luôn hoài vọng về một quê hương trong tâm hồn mình?..."
Mời các bạn đọc tiếp trên tang VCPN.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

TÓC XƯA CÒN GIỮ MẤY LỜI ẨN HƯƠNG

 

PHÊ BÌNH VĂN HỌC

            TÓC XƯA CÒN GIỮ MẤY LỜI ẨN HƯƠNG
                                                         *TRÚC LINH LAN

Thêm chú thích


                Tóc mai sợi vắn sợi dài
            Lấy nhau chẳng được thương hoài ngàn năm
                                                                      (Ca dao)
      Đó là câu ca dao mà tôi nhớ khi đọc hết tập thơ “Mười năm bóng ngựa qua thềm cũ” của nhà thơ Nguyễn An Bình. Tôi không đi tìm bóng ngựa, tôi cũng không chạm chân vào thềm cũ của tác giả. Mà tôi đi nhặt từng sợi tóc yêu thương nhà thơ đã đánh rơi trong ký ức đẹp của mình. Sợi tóc mềm mại như mây lại có một lực hấp dẫn làm xao xuyến trái tim của người thầy giáo dạy văn này . Tóc đã đi vào ca dao từ xưa“Một thương tóc bỏ đuôi gà/Hai thương ăn nói mặn mà có duyên” hay “tóc em dài em cài hoa thiên lý/Miệng em cười anh để ý anh thương”. Chính mái tóc làm vương vấn trái tim nhà thơ xuyên suốt, chiếm gần như một phần ba số bài trong tập thơ. Mỗi bài thơ đó của An Bình, ta bắt gặp những sợi tóc có liên quan đến mối tình dang dở của môt thời xa rất xa, một thời học trò hồn nhiên, vu vơ trong sáng… gợi cho bạn yêu thơ thây bóng mình thấp thoáng trong tứ thơ thật lãng mạn dễ thương : “Nhà em ngày xưa góc phố/Thơm nồng từng cánh hoàng lan/Một thời anh hay trốn học/Đợi chờ hương tóc bay sang” (Hương hoàng lan tr.109), Ta lại bắt gặp một cậu học trò ôm cặp len lén nhìn mái tóc ai đó mà say đắm ngọt ngào:

“Người con gái tóc dài mềm hơn suối
Chảy miên man dịu mát cả hồn tôi
Tình buổi ấy hạt sương mai buổi sớm
Lá thuộc bài mơ ước thât tinh khôi…” 
(Tháng ba không ở lại tr.144): 
            Ơi sao mà dễ thương quá vậy!Mối tình học trò thường ít khi thành nợ phu thê, mà nó chỉ còn là kỷ niệm đẹp để ta giữ lại trong lòng, và nói như các nhà thơ, để ta làm thơ thương nhớ một thời, để nhận ra hiện thực cuộc đời không phải toàn là hoa hồng. Chính sự không trọn vẹn ấy lại trở thành bao kỷ niệm cháy lòng, da diết khôn nguôi: “Dòng sông cũ đẩm tình tôi trong đó/Ngọt tiếng em cười dọc nước giỡn trăng/Từng sợi tóc thơm lòng tôi ngày nọ/Qua cầu tre mang lại chút nắng vàng” (Giặt áo bên sông tr.12)…”Trong giấc mơ tôi bao mùa mưa nắng/Vẫn nhớ một thời tóc thả gió bay” (tr.18). “Tóc thả gió bay” một hình ảnh thơ thật đẹp, gợi cho tác giả chút ngậm ngùi: “ Xưa em chải tóc dưới trăng/Sợi thương rơi mất sợi buồn theo ai?/ Yêu người mấy sợi tóc mai” để rồi “Mùa xưa trăng rụng mất rồi/Nhớ em chải tóc một thời xuân xanh” ( Thả lá trên sông tr.22) và tình yêu đó bây giờ trở thành nỗi ám ảnh: “ rong rêu”. Tất cả như phảng phất như khói sương mà sao lãng đãng cả đời của nhà thơ. Bạn yêu thơ yêu lắm hình ảnh một An Bình hết sức cô đơn trong nỗi nhớ riêng mình:
“Đường nhân gian đi hoài không tới/
Tôi và em để gió qua sông/
Thả sợi tóc bay về vô định
/Tôi chờ ai nỗi nhớ mênh mông” 
(Phiến tình sầu cuối đông tr.82). 
            Mang nỗi nhớ mênh mông ấy, nhà thơ trở về nơi hò hẹn cũ, nhưng người con gái đó lổi hẹn rồi, thử hỏi sao không tiếc nuối ưu tư “sợi tóc hoàng kim sợi tơ trời/hương đưa theo gió rối lòng tôi” nay chỉ còn “Lãng đãng trong sương thơm mái tóc thề/Tình yêu tôi, tình một thời nông nổi’ Những cuộc tình chia tay tháng giêng trở thành nỗi buồn trầm tích hoài niệm khôn nguôi:
“Không biết dổi hờn có làm em ướt mắt
Tôi đánh rơi làn tóc rối hương xưa 
( Chia tay tháng Giêng tr.118).
-
       Lở đánh rơi rồi, tất cà trở thành quá khứ, tác giả cất giữ một góc khuất nào đó trong trái tim với lời thú nhận thật ngọt ngào. “Giữ lại đời nhau cuộc tình đánh mất/Se sắt chiều vàng đón lá me bay/Lặng lẽ nơi này mùa xuân trở gió/Tôi vẫn yêu người em đâu có hay” (Giữ lại đời nhau tr.115). “Tôi vẫn yêu người em đâu có hay” Cháy lòng quá nhà thơ ơi! Tất cả rồi cũng xa, nhưng sao mà thăm thẳm trái tim mình: “Gió cuốn đi áo huyền sương ngày nọ/Màu tóc mây em thả lửng bên trời/Con đường xa đem theo bao bụi đỏ/Chỉ một lần mãi thương nhớ khôn nguôi”, bây giờ “Hãy trôi đi màu tóc xưa đã bạc/Nghiêng vai người từng sợi nhớ sợi thương” (Áo huyền sương - tr.32). Câu hẹn kiếp sau quen thuộc ấy hình như nhà thơ thấy rất huyễn hoặc vì vậy anh cảm thấy hoài nghi “Đợi cầu vồng tạnh mưa ngâu/Nên duyên hạnh ngộ kiếp sau còn buồn” (Khúc tình sầu trong mưa – tr.69). Thôi thì kiếp này nhà thơ đã tìm ra một sợi tóc trói buộc cuộc đời mình, và sơi tóc mảnh mai này bền chặt đoạn cuối một cuộc tình trăm năm. Trong bài thơ “Cám ơn em”nhà thơ đã bày tỏ thật lòng, nghe mà ngưỡng mộ :” Cám ơn em mất một đời/Theo tôi cuối đất cùng trời truân chuyên” Trở lại với thực tại hiển nhiên, một nơi mà bếp lửa gia đình vẫn tỏa sáng, ấm áp, bình yên để chiêm nghiệm một điều “Yêu người ngực ủ trầm hương/Trăm năm hơi thở còn thương tóc mềm”. Tuyệt vời.
         Thơ Nguyễn An Bình không mới, một lối thơ truyền thống mượt mà, giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh đẹp. Nhưng có lẻ bài thơ “Ẩn hương” là bài thơ tôi thích, vì theo tôi thì hình như bạn yêu thơ đang bắt gặp một hồn thơ thật sự, rất cô đơn, một mình thấp ngọn đèn khuya đối diên với nàng thơ, một mình với kỷ niệm, một mình với thổn thức ngày xưa? Tôi thích một An Bình suy tư với chính mình:” Tìm người chỉ thấy bóng tôi/Đi lang thang giữa dòng đời mộng du”…..”Tìm nhau suốt cõi ta bà/ Một tôi chiếc bóng la đà mù sương” Thôi thì :”Chút tình muôn dặm biển khơi/Tóc xưa còn giữ mấy lời ẩn hương? Nguyễn An Bình biết rất rõ vướng nợ với văn chương đã nhọc nhằn, vướng nợ với nàng thơ càng cô đơn hơn trên con đường hành hương vô định . Mùi hương này ẩn giấu nơi đâu? Và dấu chấm hỏi như một câu đố mà chính tác giả còn mãi miết đi tìm. 
Một thầy giáo chuẩn mực. Một cuộc sống qui cũ…Thật không dễ dàng để tác giả thoát ra khỏi khuôn phép cứng nhắc ấy đem đến các bạn yêu thơ một vườn hoa đầy hương sắc, mà nhà thơ Nguyễn An Bình đã làm được, rất thành công. Nhà thơ mời chúng ta chung rượu thơm, ngọt ngào nhưng vẫn chưa làm chúng ta say. Tôi thấy hình như tác giả còn hẹn với chúng ta điều gì:
Nhánh sông buồn lở bồi ai gọi
Làn hương em tóc nhớ đêm ngày
“ Chim gọi mãi một mùa trăng vỡ
Tình yêu tôi còn cốc rượu say” 
(Chút mưa xưa nào ấm vai người –tr.37)
Các bạn yêu thơ cũng như tôi đang háo hức chờ cốc rượu say mà tác giả còn giấu lại đâu đó. Và một ngày không xa chúng ta sẽ cùng tác giả ngây ngât một mùa say.

Trúc Linh Lan

Chủ tịch Hội Nhà Văn Tp Cần Thơ


Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

T H Ơ CỦA MỘ T THỜI

TRỊNH BỬU HOÀI - CẢM NHẬN VỀ TẬP THƠ "CỎ HOA THỜI ÁO TRẮNG" CỦA NGUYỄN AN BÌNH 



THƠ  CỦA  MỘT  THỜI

                                                          . TRỊNH BỬU HOÀI
   
Ngày xưa, người ta đọc thơ bằng cảm xúc, nên có người nói không có thơ hay thơ dở, thơ là để ngợi ca. Người đọc và nhà thơ gặp nhau ở sự đồng cảm, cùng cảnh ngộ, chia sẻ tiếng lòng, nói hộ cho nhau những điều cảm nhận. Hòa cùng nhịp trái tim, người đọc sẽ thấy đó là thơ hay, vì lúc đó sự truyền cảm của thơ đã được đón nhận. Những người đang say đắm và hạnh phúc trong tình yêu, có thể nào thích thú với bài thơ thất tình, khổ lụy! Bài thơ không cảm được người nầy, nhưng là hay đối với người khác.
Những người làm thơ thời thập niên 60 của thế kỉ trước, thường rất chuộng sự mượt mà truyền cảm dù đó là thơ vần điệu hay tự do. Mỗi câu chữ vừa gieo để diễn ý vừa khơi dậy cảm xúc của người đọc. Nên thơ rất dễ thuộc, dễ đi vào lòng người. Nhiều người yêu thơ đã chép thơ vào sổ tay, vào lưu bút kỉ niệm một thuở học trò, một thời mới lớn. Những bài thơ yêu thích như là những người bạn đồng hành thú vị suốt thời đi học. Một thời đã qua ấy, cuộc sống đầy tình cảm và nội tâm ấy, đã có biết bao dòng thơ ghi lại, một cách trải lòng nhau để làm đẹp cuộc đời.
Đọc bản thảo tập Thơ Nguyễn An Bình thời áo trắng tôi gặp lại mình trong khu vườn ký ức thời hoa niên mơ mộng nhưng cũng không ít trầm mặc. Chúng tôi lớn lên trên quê hương khói lửa chiến tranh, lứa tuổi hồn nhiên cắp sách đến trường nhưng sớm băn khoăn về thân phận và một tương lai mờ mịt. Nhưng thời cuộc cũng không cướp được những rung động đầu đời, những lãng mạn trong sáng của lứa tuổi trăng tròn.
                          
                          
                          
                          
                                    
                           Mớ hành trang là linh hồn nứt rạn(Khi rời trường sư phạm)
        Nguyễn An Bình cũng như những nhà-thơ-học-trò khác, viết về thời đi học của mình không thể thiếu tà áo trắng, màu hoa phượng… Đối với Nguyễn AnBình, hoa phượng là ấn tượng chẳng những ngay thời cắp sách mà càng lúc càng đậm màu trong ký ức.
                          
                                                       
                          
                                                       
       
                          
                          
                                                       
                          
                          
       
       
                          
                          
                                    
                          
                          
                                             
                          
                          
                                             
                          
                          
                                             
       
                          
                          
                          
                          
                                                       
                          
                          
                          
                          
                                                       
                          
                          
                                    
       
                          
                          
                                    
                          
                          
                                                       
                          
                          
                                             
       
                           Ta trở lại dòng sông xưa hiu quạnh
                          
                          
                                             
       
                          
                          
                          
                          
                                    
       
                          
                          
                          
                          
                                             
                          
                          
                          
                          
                                    
                          
                          
                          
                          
                                                       
       
                          
                          
                          
                          
                                                 
                                                                



Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

TẬP THƠ HẠ ĐỎ LÊN TRỚI

CẢM NHẬN TẬP THƠ "HẠ ĐỎ LÊN TRỜI" CỦA NHÀ THƠ TRẦN HOÀNG VY
SÁNG CHỦ NHẬT LANG THANG TRÊN MẠMẠNG BẤT CHỢT GẶP LẠI BÀI VIẾT CẢM NHẬN CỦA NHÀ THƠ TRẦN HOÀNG VY VỀ TẬP THƠ "HẠ ĐỎ LÊN TRỜI" IN NĂM 2018 TRÊN TRANG VHNT BỘNG TRÀM, CẢM XÚC VỀ TẤM LÒNG CỦA BẠN ĐỐI VỚI MÌNH BIẾT BAO NHIÊU. MỜI CÁC BẠN ĐỌC CHO VUI NHÉ.

http://www.bongtram.com/2018/08/tap-tho-ha-o-len-troi-cua-nha-tho.html


Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

THƠ TRÊN QUÁN THƠ HƯ VÔ 387

THƠ TRÊN QUÁN THƠ HƯ VÔ 387
In trên báo Việt Luận Úc Châu - Viet's Herald on Friday, July 17, 2020

KHÚC THÁNG BẢY

Nghe mưa buông giọt ngắn dài
Từ muôn kiếp trước miệt mài rong chơi
Sờ tay lạnh cả phận người
Chợt long nỗi nhớ khóc cười hồn nhiên.
Nghe chim bỗng gọi bên thềm
Ngoài hiên lá biếc còn phiền muộn sương
Cũng đành ủ giấc tà dương
Thương hoa sớm nở tàn hương ban chiều.
Nghe dòng sông chảy buồn
hiu
Bờ lau sậy trắng giấu điều riêng mang
Sóng xa khuất một cánh diều
Gieo neo bến đậu ít nhiều tiếc thương.
Nghe chừng dấu ngựa cầu
sương
Về trong tháng bảy – quên đường từ lâu
Còn ai ngồi lại bên cầu
Ta nghe mưa nắng hát câu nghìn trùng.
Tiễn người vào cõi vô cùng
Tan vào sương khói mưa phùn thấy đau.
Khúc tình trắng ngọn chiêmbao
Tháng năm đánh mất biển dâu đời mình.
7/7/2020

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

GIỚI THIỆU TUYỂN TẬP THƠ PHỔ NHẠC 6,7, 8


GIỚI THIỆU TUYỂN TẬP THƠ PHỔ NHẠC 6,7, 8
           Hôm nay tôi đã post xong 450 ca khúc thơ phổ nhạc in trong 5 tuyển tập thơ phổ nhạc, mỗi tập gồm 90 ca khúc thơ và nhạc do NXB Hội Nhà Văn cấp phép năm 2019. Xin cám ơn các thân hữu đã vào xem và thưởng thức một số ca khúc co ca sĩ hát. Tôi đang biên tập và nối tiếp xuất bản thêm 3 tuyền tập thơ phổ nhạc trong thời gian sắp tới, mỗi tuyển tập cũng gồm 90 bài thơ phổ nhạc như sau:
TẬP 6:  DA THỊT MỘT ĐỜI AI NỠ QUÊN(từ bài 451 đến bài 540)
TẬP 7:  TÌM NHAU MÙA TRĂNG CŨ(từ bài 541 đến bài 630)
TẬP 8:  CÁM ƠN ĐỜI HOA NỞ VÌ EM(từ bài 631 đến bài 720)
          Góp mặt của các nhạc sĩ phổ thơ NAB: Mộc Thiêng, Nguyễn Xuân Lưu, Viết Hùng, Nguyễn Hải Anh, Huy Thọ, Quốc Khanh, Hồ Hoàng, Phan Bá Kiệt, Nguyễn Đình Phương Liêu, Lê Phước Long, Nguyễn Hoàng Hạc, Nguyễn Phú Yên, Dương Kỳ Hiệp, Nhã Thanh, Nguyễn Thanh Sử, Nam Vũ, Phạm Minh Thuận, Trường Tử Ka, Đỗ Huy Liêu, Huỳnh Huy Đạt, Đỗ Phan Kỳ Anh, Huỳnh Hạnh, Trần Khuyến, Duy Tuấn, Vũ Hoàng Cm, Vũ Phương…
       Rất vui mong được sự đón nhận của các bạn yêu thơ nhạc.



THƯƠNG MÀU ÁO LỤA CHÂU GIANG

CA KHÚC THƠ PHỔ NHẠC BÀI 450 (90)
THƯƠNG MÀU ÁO LỤA CHÂU GIANG
Trong Tuyền Tập Thơ Phổ Nhạc Tập 5 DẤU CHIM BAY, thơ NGUYỄN AN BÌNH, phổ thành ca khúc nhạc sĩ MỘC THIÊNG 

THƯƠNG MÀU ÁO LỤA CHÂU GIANG

Anh qua dòng Châu Giang
Theo em về làng lụa
Gió theo bước gái Chăm
Khăn Mat’ra* chợt múa.

Tiếng thoi dệt thổ cẩm
Khung cửi chừng reo vui
Tiếng cười em thật ấm
 Màu lụa càng thêm tươi.

Thánh đường mái vòm cong
Đón em mùa lễ hội
Tháng chay Ramadan**
Em có gì muốn nói?

Mái ngói màu đỏ tươi
Hồng làn môi con gái
Xa nhau khoảng đường dài
Còn nhìn theo mê mải.

Đò vượt ngã ba sông
Tình anh còn vương vấn
Thương con nước lớn ròng
Lụa Châu Giang trong nắng.

Em ơi mùa nước lớn
Cá bạc lại xuôi dòng
Thả theo từng con sóng
Người về - ai nhớ mong.
Châu Đốc tháng 10, Sài Gòn tháng 12-2018

* Khăn Mat’ra: loại khăn trùm đầu của người phụ nữ Chăm
**Lễ Ramadan: hay gọi là lễ ăn chay, kéo dài từ ngày 1 đến hết ngày 30 tháng 9 Hội lịch


Ở ĐÔI BỜ THƯƠNG NHỚ

CA KHÚC THƠ PHỔ NHẠC BÀI 449 (89)
Ở ĐÔI BỜ THƯƠNG NHỚ
Trong Tuyền Tập Thơ Phổ Nhạc Tập 5 DẤU CHIM BAY, thơ NGUYỄN AN BÌNH, phổ thành ca khúc nhạc sĩ MỘC THIÊNG 

Ở ĐÔI BỜ THƯƠNG NHỚ

Người xa xứ còn chút gì để nhớ
Một con đò – một bến nước chiều xưa
Trăng thành nội nhuốm một màu cháy đỏ
Lăng tẩm đền đài lặng giữa cơn mưa.

Chìm đáy nước điệu nam ai khắc khoải
Thuyền lênh đênh theo ánh bạc dòng Hương
Đêm ca Huế sao đậm tình nhân thế
Qua Trường Tiền – người lỡ bước trong sương.

Ngày cuối năm thèm nghe câu mái đẩy
Lơi mái chèo xuôi về hướng Đông Ba
Tiếng sênh phách – thời vàng son khép lại
Cát bụi đời người bao cuộc chia xa.

Bước chân em có về qua đại nội
Hỏi lòng nhau còn nhớ chuyện trầu cau
Nhìn ánh mắt đã qua thời nông nổi
Ngồi bên nhau  kể hết những bể dâu.

Thả lòng đêm vào hương cau Vỹ Dạ
Đò có về neo bến Phu Văn Lâu
Hoa sứ trắng cuối mùa còn thơm mãi
Người đôi bờ biết gởi nhớ về đâu?
Huế tháng 11-2017
Sài Gòn tháng 12-2018


Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

PHAN RANG ƠI

THƠ MỚI-CA KHÚC MỚI 
PHAN RANG ƠI

Ai về Phan Rang biển xanh cát trắng
Có thấy Vĩnh Hy ngập ánh nắng vàng
Thuyền cá ra khơi vỗ về chân sóng
Những rặng san hô lấp lánh dịu dàng.

Đây con sông Dinh vờn quanh thành phố
Con nước hiền hòa xuôi chảy về khơi
Ninh Chữ mênh mông tràn đầy nắng gió
Gọi đàn chim về hát khúc tình ơi.

Ai về Phan Rang cánh đồng muối trắng
Mênh mông tình người đồi cát Nam Cương
Tháp Chàm ngàn năm còn in bóng núi
Lễ hội Ka Tê điệu múa rộn ràng.

Gốm Bàu Trúc ngọt sông Quao sắc đỏ
Vườn táo xanh luôn rộn rã tiếng cười
Cừu An Hòa tung tăng trên đồng cỏ
Rừng núi xa xanh mướt dưới chân đồi.

Đường ven biển có làm em vương vấn
Cà Ná sóng trào điện gió Mũi Dinh
Chiều xuống thắp cánh buồm căng trong gió
Tình anh dạt dào nắng cát Phan Rang.